Ông H và bà L có tài sản chung là một thửa đất mang tên trên giấy chứng nhận cả hai vợ chồng, do không có nhu cầu sử dụng nên 2 vợ chồng muốn bán lại thửa đất cho anh Đ. Tuy nhiên bà L lại không biết chữ nên cũng không biết viết và ký. Vậy bà L phải làm thế nào khi yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho anh Đ?.
Trả lời:
Điều 48 Luật Công chứng năm 2014 quy định:
“Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch phải ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt công chứng viên.
Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào”.
Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, khi yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho anh Đ, bà L không biết ký thì có thể thực hiện công chứng bằng cách điểm chỉ trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấ. Khi điểm chỉ, bà L sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
Đang Online: 26
Tổng lượng truy cập: