• Trang chủ
    • giới thiệu chung
    • quy chế hoạt động
    • Liên hệ BBT
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG PBGDPL
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL TRUNG ƯƠNG
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL ĐỊA PHƯƠNG
  • HỎI ĐÁP, TƯ VẤN
    • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT
  • hội đồng phối hợp PBGDPL
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL TỈNH
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN/ THÀNH PHỐ
  • báo cáo viên pl
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP HUYỆN
    • TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
  • TÀI LIỆU PBGDPL
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TW
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TỈNH
    • TỜ GẤP
    • SÁCH, HỎI - ĐÁP PL
    • CÂU CHUYỆN, TIỂU PHẨM, TÌNH HUỐNG PL
    • PANO, ÁP PHÍCH, FILE ÂM THANH
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • TÀI LIỆU PBGDPL
  • TIỂU PHẨM, TÌNH HUỐNG PL
Thứ Tư, ngày 2 tháng 7 năm 2025

10 tỉnh huống pháp luật về bảo vệ môi trường

Thứ Ba, 23/05/2023 - 17:13 - Lượt xem: 7077

1. TÌNH HUỐNG 01: Yêu cầu bảo vệ môi nông thôn đối với hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến

Gia đình ông Thành có xưởng chế biến tinh bột sắn tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn. Xin hỏi, việc sản xuất tinh bột sắn của gia đình ông Thành phải đáp ứng yêu cầu gì về bảo vệ môi trường nông thôn?

Trả lời:

Điểm a, Khoản 1 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến, như sau:

"Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, chế biến phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường".

Theo quy định trên, cơ sở chế biến tinh bột sắn của gia đình ông Thành phải phù hợp với quy hoạch, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh; chất thải phải được thu gom, tái sử dụng, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

2. TÌNH HUỐNG 02: Yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Xã Khâu Tinh, huyện Na Hang đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Ban Phát triển thôn của một thôn thuộc xã đã họp để bàn, đưa ra các giải pháp thực hiện tiêu chí về bảo vệ môi trường, quá trình thảo luận các thành viên họp băn khoăn không biết pháp luật có quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp không để đề ra các giải pháp phù hợp.

Hỏi pháp luật có quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp không?

Trả lời:

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, theo đó, Điều 61 quy định, việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón trong sản xuất nông nghiệp phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hai là, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có độc tính cao, bền vững, lan truyền, tích tụ trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải được đăng ký, kiểm kê, kiểm soát, quản lý thông tin, đánh giá, quản lý rủi ro và xử lý theo quy định của pháp luật.

Ba là, phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã hết hạn sử dụng phải được quản lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Bao bì đựng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi sau khi sử dụng, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải. Bùn nạo vét từ kênh, mương, công trình thủy lợi phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế và quản lý theo quy định của pháp luật. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.

Bốn là, phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, sản xuất năng lượng hoặc phải được xử lý theo quy định; không đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng gây ô nhiễm môi trường.

Năm là, việc sử dụng chất thải từ hoạt động chăn nuôi để làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây hoặc mục đích khác phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. TÌNH HUỐNG 03: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, UBND xã Kháng Nhật yêu cầu các hộ gia đình trong xã phải thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt để tổ chức thu gom rác thải thu gom đến nơi xử lý theo đúng quy định và phải nộp kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Khi cán bộ thu phí đến thu kinh phí thu gom rác thải, gia đình ông An cư trú tại xã không nhất trí nộp vì cho rằng gia đình ông tự đổ rác thải ra suối cạnh nhà, không cần tổ chức thu gom nên gia đình ông không phải nộp phí.

Hỏi gia đình ông An tự đổ rác thải mà không qua tổ chức thu gom là đúng hay sai, tại sao? Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm gì trong bảo vệ môi trường?

Trả lời:

1. Gia đình ông An tự đổ rác thải mà không qua tổ chức thu gom là sai, vì: điểm a và điểm d khoản 1 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm:

"a) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

d) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật".

Theo đó, gia đình ông An có trách nhiệm thu gom rác thải sinh hoạt để tổ chức thu gom đến nơi xử lý theo đúng quy định và có trách nhiệm nộp phí thu gom rác thải theo quy định.

2. Về trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm sau:

(1) Giảm thiểu, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến đúng nơi quy định;

(2) Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định; không để vật nuôi gây mất vệ sinh trong khu dân cư;

(3) Không phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh;

(4) Chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

(5) Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư;

(6) Có công trình vệ sinh theo quy định. Trường hợp chưa có công trình, thiết bị xử lý nước thải, khi xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ tại đô thị, khu dân cư tập trung, phải xây lắp công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

(7) Chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. TÌNH HUỐNG 04: Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng 

Sau khi gặt và tuốt lúa xong, ông Bình đã mang toàn bộ rơm ra đường quốc lộ để đốt, khói bay mù mịt làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông. Thấy vậy, ông Thảo trưởng thôn đã đến nhắc nhở ông Bình và yêu cầu lần sau không được mang rơm ra đường quốc lộ đốt nữa, nếu còn vi phạm sẽ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền xử lý. Ông Bình không nhất trí và nói rằng, đường quốc lộ là đường công cộng, ông có quyền đốt thoải mái và không có quy định nào xử phạt ông về hành vi này cả.

Hỏi hành vi của ông Bình có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của ông Bình mang rơm ra đường quốc lộ đốt là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định, cụ thể.
Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định "Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính".

Theo quy định trên, hành vi của ông Bình đốt rơm (là phụ phẩm từ cây trồng) ở đường quốc lộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, với mức phạt từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000.

5. TÌNH HUỐNG 05: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định và gây ô nhiễm môi trường

Gia đình bà Lan có 3.0 ha đất trồng cam, do vườn cam bị sâu nhiều bà đã phun thuốc trừ sâu với liều lượng lớn gây ảnh hướng đến môi trường xung quanh, toàn bộ bao bì thuốc trừ sâu bà vứt luôn ở đồi bên cạnh vườn cam nhà bà. Ông Toản là hàng xóm thấy vậy có nhắc nhở bà là phun thuốc phải đúng liều lượng, bao bì thuốc trừ sâu phải thu gom để đúng nơi quy định của xã, nếu bà không thực hiện xã báo UBND xã để có biện pháp xử lý. Bà Lan không hài lòng với việc nhắc nhở của ông Toản và cho rằng bà phun thuốc với liều lượng như thế nào là quyền của bà, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bà vứt ở đâu cũng là quyền của bà.

Hỏi bà Lan phun thuốc trừ sâu với liều lượng quá quy định và vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào? 

Trả lời:

Hành vi của bà Lan phun thuốc trừ sâu với liều lượng quá quy định và vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định là hành vi phạm pháp luật.

Khoản 3 Điều 4 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định "Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái".

Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường".

Theo đó, hành vi của bà Lan sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định và gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

 6. TÌNH HUỐNG 06: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn sử dụng 

Chị Thanh là chủ cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật có lô thuốc trừ sâu đã hết hạn sử dụng, số thuốc trên không bán được nên tiếc rẻ chị đã mang về để phun cho mấy ha chè nhà mình.

Hỏi việc chị Thanh sử dụng thuốc trừ sâu đã hết hạn sử dụng có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của chị Thanh sử dụng thuốc trừ sâu đã hết hạn sử dụng là vi phạm pháp luật.

Khoản 4 Điều 40 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường".

Theo đó, hành vi của chị Thanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

 7. TÌNH HUỐNG 07: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đổ rác thải vào hệ thống thoát nước mặt 

Trước sân nhà ông Bằng có hệ thống thoát nước mặt, mỗi lần quét sân ông đều vun rác và quét xuống hệ thống thoát nước, bên cạnh đó, rác thải của gia đình ông cũng đổ luôn vào hệ thống thoát nước.

Hỏi hành vi của ông Bằng có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của ông Bằng đổ rác thải vào hệ thống thoát nước mặt là hành vi phạm pháp luật.

Điểm d Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển".

Theo đó, hành vi của ông Bằng đổ rác thải vào hệ thống thoát nước mặt sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 8. TÌNH HUỐNG 08: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vứt đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định 

Trong một buổi sinh hoạt Chi hội Nông dân tại nhà văn hóa của thôn, ông Lực hút thuốc lá, tàn, đầu mẩu thuốc lá ông vứt luôn xuống sàn nhà văn hóa.

Hỏi hành vi của ông Lực vứt tàn, đầu mẩu thuốc lá xuống sàn nhà văn hóa thôn có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của ông Lực vứt tàn, đầu mẩu thuốc lá xuống sàn nhà văn hóa thôn là hành vi phạm pháp luật.

Điểm a Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng".

Theo quy định trên, hành vi của ông Lực vứt tàn, đầu mẩu thuốc lá xuống sàn nhà văn hóa thôn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.

9. TÌNH HUỐNG 09: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vệ sinh cá nhân không đúng nơi quy định

Đang tham gia buổi họp thôn, do buồn tiểu tiện nên ông Khẩn đã ra ngay phía sau của nhà văn hóa thôn để tiểu. Hỏi hành vi của ông Khẩn có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của ông Khẩn tiểu tiện phía sau của nhà văn hóa thôn là hành vi vi phạm pháp luật.

Điểm b Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng".

Theo quy định trên, hành vi của ông Khẩn tiểu tiện không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

10. TÌNH HUỐNG 10: Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển nguyên liệu không che chắn để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông

Anh Quang sử dụng xe công nông để chở cát về xây nhà, trong quá trình vận chuyển do không che chắn nên cát rơi hết xuống đường. 

 Hỏi hành vi của anh Quang có vi phạm pháp luật không và bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi của anh Quang chở cát không che chắn để cát rơi xuống đường là hành vi vi phạm pháp luật.

Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông".

 Theo quy định trên, hành vi của anh Quang sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng./.
 

Tin bài cùng chuyên mục
  • 20 tình huống pháp luật về hôn nhân và gia đình; Phòng, chống bạo lực gia đình - Ngày đăng: 02/12/2024
  • Tình huống pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 - Ngày đăng: 29/10/2024
  • 25 tình huống pháp luật về môi trường - Ngày đăng: 29/07/2024
  • Tình huống pháp luật về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - Ngày đăng: 19/07/2024
  • Tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn - Ngày đăng: 17/07/2024
  • 20 tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Ngày đăng: 04/07/2024
  • 20 tình huống pháp luật về môi trường - Ngày đăng: 11/06/2024
  • 15 tình huống pháp luật về tố cáo - Ngày đăng: 27/05/2024
  • 15 tình huống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - Ngày đăng: 23/05/2024
  • 20 tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ngày đăng: 10/05/2024
  • Tổng số: 64 | Trang: 1 trên tổng số 7 trang  
Xem tin theo ngày:   / /   
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
thống kê, báo cáo về pbgdpl
  • Báo cáo số 1165/BC-HĐPH ngày 09/11/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Chiêm Hóa
  • Báo cáo số 45/BC-BTP ngày 15/02/2023 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 22/BC-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 158/BC-STP ngày 30/7/2021 của Sở Tư pháp
  • Báo cáo số 163/BC-STP ngày 03/8/2021 của Sở Tư pháp
Thư viện Video - Clip
Hướng dẫn đăng tải tin bài và văn bản lên Trang TTĐT PBGDPL Tuyên Quang
  • Tọa đàm: Để pháp luật đi vào cuộc sống
  • UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 4
  • Phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh trong top 30 tỉnh, thành phố cả nước
  • Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ VI
  • Đoàn công tác của UBKT Trung ương thăm làm việc tại tỉnh
LIÊN KẾT
Thống kê truy cập

Đang Online: 31

Tổng lượng truy cập: website counter

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH TUYÊN QUANG

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Cơ quan thường trực: Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang

Trưởng Ban Biên tập: Bà Nguyễn Thị Thược, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh

Địa chỉ: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, tp Tuyên Quang - Điện thoại: (0207) 3.822.831 - FAX: (0207) 3.922.187 - Email: banbientapstptq@gmail.com

Giấy phép xuất bản số 21/GP-TTĐT ngày 25 tháng 05 năm 2021 của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang

​