• Trang chủ
    • giới thiệu chung
    • quy chế hoạt động
    • Liên hệ BBT
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG PBGDPL
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL TRUNG ƯƠNG
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL ĐỊA PHƯƠNG
  • HỎI ĐÁP, TƯ VẤN
    • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT
  • hội đồng phối hợp PBGDPL
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL TỈNH
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN/ THÀNH PHỐ
  • báo cáo viên pl
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP HUYỆN
    • TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
  • TÀI LIỆU PBGDPL
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TW
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TỈNH
    • TỜ GẤP
    • SÁCH, HỎI - ĐÁP PL
    • CÂU CHUYỆN, TIỂU PHẨM, TÌNH HUỐNG PL
    • PANO, ÁP PHÍCH, FILE ÂM THANH
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • TÀI LIỆU PBGDPL
  • TIỂU PHẨM, TÌNH HUỐNG PL
Thứ Sáu, ngày 9 tháng 5 năm 2025

07 tình huống quy định của pháp luật về xây dựng cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thứ Sáu, 02/06/2023 - 15:37 - Lượt xem: 886

1. TÌNH HUỐNG 01: Tiêu chí "Tiếp cận pháp luật" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025

Tháng 3/2023, UBND xã A xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022. Trong báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2022, UBND xã A đánh giá đạt Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 do trong năm 2022 xã A được UBND cấp huyện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Hỏi UBND xã A đánh giá đạt Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" do trong năm 2022 xã A được UBND cấp huyện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

UBND xã A đánh giá đạt Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" do trong năm 2022 xã A được UBND cấp huyện đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là sai, vì:

Tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 thì Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao có 03 nội dung, đó là: (1) Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận; (2) Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành; (3) Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

Theo đó, trong báo cáo đánh giá của UBND xã A về Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" thì phải đánh giá kết quả đạt được của 03 nội dung: (1) Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận; (2) Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải thành; (3) Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu, chứ không phải đánh giá về kết quả thực hiện cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như UBND xã A đã đánh giá trong báo cáo.

2. TÌNH HUỐNG 02: Nội dung tiêu chí 16.1 "Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận" của Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025

Tháng 4/2023, UBND xã B xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022. Trong quá trình đánh giá nội dung tiêu chí 16.1 "Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận" của Tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật",  công chức của UBND xã B không rõ để đạt được nội dung tiêu chí này thì phải đáp ứng những yêu cầu gì.

Hỏi để đạt được nội dung tiêu chí 16.1 "Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả được công nhận" thì phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Trả lời:

Ngày 15/8/2022, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1723/QĐ-BTP ban hành Hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó quy định mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Đối với mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật: Phải đáp ứng các yêu cầu:

- Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg phải đạt điểm số tối đa (đạt 30/30 điểm). 

- Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

2. Đối với mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở: Phải đáp ứng các yêu cầu:

- 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở.

- Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải.

- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

3. TÌNH HUỐNG 03: Điểm số các tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ủy ban nhân dân xã C thực hiện tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật năm 2022, tổng đạt 70 điểm; Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện D thẩm định và đánh giá điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của xã C là 70 điểm.

Hỏi xã C có đủ điều kiện về điểm số các tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không, tại sao? 

Trả lời:

Xã C không đủ điều kiện về điểm số các tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, vì:

Khoản 1 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện, trong đó có điều kiện sau đây: “1. Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên”.

Theo quy định trên, tổng số điểm của các tiêu chí phải đạt từ 80 điểm trở lên mới đủ điều kiện về tổng điểm các tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.  Xã C tổng số điểm các tiêu chí đạt 70 điểm nên chưa đủ điều kiện về điểm số các tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

4. TÌNH HUỐNG 04: Điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ủy ban nhân dân xã X thực hiện tự chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật năm 2022, tổng điểm các tiêu chí đạt 80 điểm, trong đó có Tiêu chí 2 “Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật” đạt dưới 50% tổng số điểm tối đa, các tiêu chí còn lại đều đạt trên 50% tổng số điểm tối đa; Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện Y thẩm định và đánh giá điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của xã X bằng số điểm do Ủy ban nhân dân xã X tự chấm.
Hỏi xã X có đủ điều kiện về điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không, tại sao? 
Trả lời:

Xã X không đủ điều kiện về điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, vì:

Khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: 

“1. Tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 80 điểm trở lên;

2. Tổng số điểm của từng tiêu chí đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên”.

Theo quy định trên, để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thì tổng số điểm của từng tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên. Xã X có Tiêu chí 2 đạt dưới 50% số điểm tối đa, do đó không đạt điều kiện về điểm số các chỉ tiêu, tiêu chí để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

5. TÌNH HUỐNG 05: Có được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu trong năm đánh giá có công chức bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ

Ủy ban nhân dân xã A thực hiện tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật năm 2022, tổng điểm các tiêu chí và điểm số từng tiêu chí đều đạt điều kiện để công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện B đã họp, thẩm định, chấm điểm các chỉ tiêu, tiêu chí của xã A đều đạt điều kiện để công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong quá trình họp Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có ý kiến của thành viên Hội đồng cho rằng mặc dù xã A đạt điểm các chỉ tiêu, tiêu chí nhưng đề nghị không công nhận xã A đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do trong năm 2022 xã A có công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.

Hỏi ý kiến của thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật có đúng không, tại sao? 

Trả lời:

Ý kiến của thành viên Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện B, đề nghị không công nhận xã A đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do trong năm 2022 xã A có công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ là sai, vì:

Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây: 

“3. Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định trên, cấp xã không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu trong năm đánh giá có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2022, xã A có công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ, không phải là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã A nên không phải là căn cứ để không công nhận xã A đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

6. TÌNH HUỐNG 06: Có được công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nếu trong năm đánh giá có Bí thư Đảng ủy xã vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ủy ban nhân dân xã P thực hiện tự chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật năm 2022, tổng đạt 95 điểm; Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật huyện K thẩm định và đánh giá điểm số các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật của xã P là 90 điểm. Trong năm 2022, xã P có Bí thư Đảng ủy xã vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hỏi năm 2022, xã P có đủ điều kiện để công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không?

Trả lời:

Năm 2022, xã P không đủ điều kiện để công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, vì:

Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật quy định một trong những điều kiện để công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đó là “Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Theo quy định trên, nếu trong năm đánh giá, có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ không đủ điều kiện để công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Trong năm 2022 xã P có Bí thư Đảng ủy xã – là người đứng đầu cấp ủy xã vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó, xã P không đủ điều kiện để công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

7. TÌNH HUỐNG 07: Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Huyện S đăng ký đạt Huyện nông thôn mới vào năm 2024. Trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 yêu cầu nội dung tiêu chí 9.6 “Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thuộc Tiêu chí 9 “Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công”phải đạt.

Vậy để huyện S đạt được nội dung tiêu chí“Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thì phải đáp ứng những điều kiện nào?

Trả lời:

Để đạt được nội dung tiêu chí“Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định” thì trong năm đánh giá, huyện S phải đáp ứng 04 điều kiện sau:

Một là, có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Hai là, tổng số điểm của các chỉ tiêu đạt từ 90 điểm trở lên.

Ba là, tổng số điểm của từng chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên.

Bốn là, trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.
 

Tin bài cùng chuyên mục
  • 20 tình huống pháp luật về hôn nhân và gia đình; Phòng, chống bạo lực gia đình - Ngày đăng: 02/12/2024
  • Tình huống pháp luật về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 - Ngày đăng: 29/10/2024
  • 25 tình huống pháp luật về môi trường - Ngày đăng: 29/07/2024
  • Tình huống pháp luật về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số - Ngày đăng: 19/07/2024
  • Tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn - Ngày đăng: 17/07/2024
  • 20 tình huống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Ngày đăng: 04/07/2024
  • 20 tình huống pháp luật về môi trường - Ngày đăng: 11/06/2024
  • 15 tình huống pháp luật về tố cáo - Ngày đăng: 27/05/2024
  • 15 tình huống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính - Ngày đăng: 23/05/2024
  • 20 tình huống pháp luật về chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ngày đăng: 10/05/2024
  • Tổng số: 64 | Trang: 1 trên tổng số 7 trang  
Xem tin theo ngày:   / /   
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
thống kê, báo cáo về pbgdpl
  • Báo cáo số 1165/BC-HĐPH ngày 09/11/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Chiêm Hóa
  • Báo cáo số 45/BC-BTP ngày 15/02/2023 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 22/BC-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 158/BC-STP ngày 30/7/2021 của Sở Tư pháp
  • Báo cáo số 163/BC-STP ngày 03/8/2021 của Sở Tư pháp
Thư viện Video - Clip
Hướng dẫn đăng tải tin bài và văn bản lên Trang TTĐT PBGDPL Tuyên Quang
  • Tọa đàm: Để pháp luật đi vào cuộc sống
  • UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 4
  • Phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh trong top 30 tỉnh, thành phố cả nước
  • Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ VI
  • Đoàn công tác của UBKT Trung ương thăm làm việc tại tỉnh
LIÊN KẾT
Thống kê truy cập

Đang Online: 47

Tổng lượng truy cập: website counter

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH TUYÊN QUANG

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Cơ quan thường trực: Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang

Trưởng Ban Biên tập: Bà Nguyễn Thị Thược, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh

Địa chỉ: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, tp Tuyên Quang - Điện thoại: (0207) 3.822.831 - FAX: (0207) 3.922.187 - Email: banbientapstptq@gmail.com

Giấy phép xuất bản số 21/GP-TTĐT ngày 25 tháng 05 năm 2021 của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang

​