Ngày 07 tháng 10 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây viết là Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2022. Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang biên soạn tài liệu Quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, dưới hình thức Hỏi - đáp, như sau:
1. HỎI: Nguyên tắc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
ĐÁP:
Điều 3 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định nguyên tắc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Phù hợp với quy định tại Điều 4 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ về quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia*[1].
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; phân định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp, đề cao tinh thần trách nhiệm của cơ sở.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong quản lý, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. HỎI: Việc phân cấp quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 4 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định việc phân cấp quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Cấp tỉnh:
a) Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh điều phối, tổng hợp nội dung liên quan đến các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ.
c) Các Sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh điều hành, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án thành phần, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình.
2. Cấp huyện:
Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
3. Cấp xã:
Ban Quản lý thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã (Ban Quản lý xã) giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã.
3. HỎI: Việc tổ chức thực hiện các chương trình được quy định như thế nào?
Điều 5 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định việc tổ chức thực hiện các chương trình, như sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
3. Ban Dân tộc là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
4. Các Sở, ban, ngành, tổ chức khác có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định: Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 01/7/2022 về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các quy định, văn bản có liên quan.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
4. HỎI: Việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư được quy định như thế nào?
Điều 6 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư, như sau:
Việc giao trách nhiệm chủ đầu tư các dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm các dự án sử dụng vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia và lồng ghép với các nguồn vốn chương trình, dự án khác, các nguồn vốn huy động hợp pháp khác), như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện làm chủ đầu tư đối với công trình/ dự án sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư đối với công trình/dự án sử dụng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia do cấp huyện quản lý.
5. HỎI: Việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư được quy định như thế nào?
Điều 7 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, như sau:
1. Cấp tỉnh: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình, dự án sử dụng nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia do cấp tỉnh quản lý; các công trình, dự án không phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện theo Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Cấp huyện: Cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình, dự án theo Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 20/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình sử dụng nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia do cấp huyện quản lý.
6. HỎI: Việc quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công được quy định như thế nào?
Điều 8 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định việc quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, như sau:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
Người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc hồ sơ xây dựng công trình (gọi chung là dự án) là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
2.1. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra.
2.2. Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì tổ chức thẩm tra.
2.3. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công công chức chuyên môn thuộc quyền quản lý để thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp công chức chuyên môn không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra báo cáo quyết toán.
7. HỎI: Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 9 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Chủ trì, phối hợp thực hiện tổng hợp, thẩm định chung các Chương trình mục tiêu quốc gia; Tổng hợp xây dựng kế hoạch 5 năm và hằng năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025.
2. Chủ trì, tham mưu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển và giao mục tiêu, nhiệm vụ, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm và hằng năm cho các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Chủ trì kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh. Định kỳ quý, năm và kết thúc giai đoạn hoặc đột xuất tổng hợp chung, báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, Ngành Trung ương về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.
8. HỎI: Trách nhiệm của Sở Tài chính trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 10 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của Sở Tài chính trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp; cơ chế thanh toán, quyết toán nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Chủ trì phối hợp với các cơ quan chủ trì chương trình, cơ quan chủ trì dự án thành phần tổng hợp kế hoạch, thẩm định phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước 5 năm và hằng năm để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất cân đối nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chủ trì chương trình, cơ quan chủ trì dự án thành phần tham mưu trình cấp có thẩm quyền giao dự toán chi tiết thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia cho các đơn vị thực hiện.
4. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính, quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo phân cấp và theo chức năng, nhiệm vụ.
5. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn vốn và giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm, hằng năm cho các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
9. HỎI: Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 11 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Căn cứ hướng dẫn của cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ trì dự án thành phần và Sở Tài chính tổ chức xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu kinh phí giai đoạn 5 năm và hằng năm thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, dự án thành phần gửi cơ quan chủ trì chương trình, cơ quan chủ trì dự án thành phần để tổng hợp vào kế hoạch chung.
2. Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các nội dung, dự án được giao; sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích, có hiệu quả; quyết toán kinh phí theo quy định.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hằng năm, giữa kỳ, kết thúc chương trình) hoặc đột xuất báo cáo cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện; tổ chức giám sát, phản biện xã hội đối với việc xây dựng cơ chế chính sách và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
10. HỎI: Trách nhiệm của cơ quan chủ trì dự án thành phần trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 12 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì dự án thành phần trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gửi cơ quan chủ trì chương trình để tổng hợp vào kế hoạch chung.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì chương trình lập kế hoạch, thực hiện và hướng dẫn công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện chương trình giai đoạn 2021-2025. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh.
3. Trực tiếp triển khai các dự án, nội dung hoạt động được phân công. Hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
4. Chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí phần trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của dự án đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng quy định.
5. Phối hợp với các cơ quan chủ chương trình xác định chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá dự án thành phần theo quy định.
6. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương và yêu cầu của cơ quan Thường trực Chương trình, thực hiện chế độ báo cáo, giám sát đánh giá các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, gửi về các cơ quan chủ chương trình, cơ quan thường trực chương trình để tổng hợp chung.
11. HỎI: Trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiểu dự án, nội dung thành phần trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 13 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì tiểu dự án, nội dung thành phần trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gửi cơ quan chủ trì dự án thành phần, cơ quan chủ trì chương trình để tổng hợp vào kế hoạch chung.
2. Phối hợp với cơ quan chủ trì dự án thành phần lập kế hoạch, thực hiện. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong theo dõi, kiểm tra, giám sát đánh giá các tiểu dự án, nội dung thành phần trên địa bàn tỉnh.
3. Trực tiếp triển khai các tiểu dự án, nội dung hoạt động được phân công. Hướng dẫn nghiệp vụ triển khai thực hiện các tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí phần trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Tiểu dự án, nội dung đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán nguồn kinh phí này theo đúng quy định.
5. Thực hiện chế độ báo cáo, giám sát đánh giá các tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, gửi về các cơ quan chủ trì dự án thành phần, cơ quan chủ trì chương trình, cơ quan thường trực chương trình để tổng hợp chung.
12. HỎI: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 14 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Triển khai xây dựng kế hoạch, tổng hợp kế hoạch thực hiện chương trình trên địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình trên địa bàn theo mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình theo đúng quy định hiện hành.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia và cơ quan Thường trực Chương trình, cơ quan chủ trì chương trình, thực hiện chế độ báo cáo, giám sát đánh giá các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, gửi về cơ quan thường trực chương trình, cơ quan chủ trì chương trình, các cơ quan chủ trì dự án thành phần theo yêu cầu.
7. HỎI: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được quy định như thế nào?
Điều 15 Quyết định số 35/2022/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, như sau:
1. Xây dựng kế hoạch, đề xuất nhu cầu kinh phí giai đoạn 5 năm và hằng năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
2. Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các hoạt động, dự án được giao. Tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
3. Thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù trên địa bàn theo Điều 15, Điều 16, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ*[2] và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Sử dụng kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia được giao trên địa bàn bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành.
5. Tổ chức huy động, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn huy động khác thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng quy định.
6. Tuyên truyền, vận động sự tham gia cộng đồng dân cư trong quá trình lập và tổ chức thực hiện kế hoạch; đồng thời phát huy vai trò giám sát của cộng đồng đối với Kế hoạch thực hiện của từng chương trình.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hằng năm, giữa kỳ, kết thúc chương trình) hoặc đột xuất báo cáo cấp có thẩm quyền khi có yêu cầu./.
Đang Online: 108
Tổng lượng truy cập: