1. Người chưa thành niên là:
A. Người chưa đủ mười tám tuổi.
B. Người chưa đủ mười sáu tuổi.
C. Người chưa đủ mười bốn tuổi.
D. Người chưa đủ sáu tuổi.
* Đáp án: A
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.
2. Giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi do ai xác lập, thực hiện?
A. Do người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
B. Do người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi xác lập, thực hiện nhưng phải được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
C. Do người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi tự xác lập, thực hiện.
D. Do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
* Đáp án: C
* Quy định của pháp luật: Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
3. Giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi do ai xác lập, thực hiện?
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có quyền sử dụng đất, nay muốn chuyển quyền sử dụng đất thì giao dịch đó do ai thực hiện?
A. Do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện.
B. Do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
C. Do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
D. Do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện nhưng phải được người đại diện theo pháp luật ủy quyền.
* Đáp án: B
* Quy định của pháp luật: Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
5. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự do cá nhân nào xác lập, thực hiện?
A. Do người mất năng lực hành vi dân sự tự xác lập, thực hiện đối với những giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu của bản thân.
B. Do người mất năng lực hành vi dân sự tự mình xác lập, thực hiện nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
C. Do người mất năng lực hành vi dân sự tự xác lập, thực hiện.
D. Do người đại diện theo pháp luật của người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
* Đáp án: D
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
6. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải có trách nhiệm nào dưới đây?
A. Phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
B. Phải thả luôn để gia súc tìm về với chủ.
C. Phải thả luôn và báo ngay cho trưởng thôn để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà đi tìm.
D. Phải thông tin cho hàng xóm xung quanh biết mà nhận lại.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc”.
7. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng:
A. 1/3 số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
B. Một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
C. 3/4 số gia súc sinh ra hoặc 70% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
D. 1/2 số gia súc sinh ra hoặc 60% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 231 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc”.
8. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau thời hạn bao nhiêu tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm?
A. Sau 01 tháng.
B. Sau 02 tháng.
C. Sau 03 tháng.
D. Sau 04 tháng.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm”.
9. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm:
A. Không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra.
B. Không được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
C. Được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
D. Được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và không phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 232 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm”.
10. Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác mà có dấu hiệu riêng biệt để xác định thì người có ruộng, ao, hồ đó:
A. Phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì thuộc quyền sở hữu của mình.
B. Được hưởng ngay số vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của mình.
C. Được hưởng ngay số vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của mình và phải trả cho chủ sở hữu nếu họ có yêu cầu.
D. Phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 02 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì thuộc quyền sở hữu của mình.
* Quy định của pháp luật: Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ”.
11. Nội dung nào dưới đây là tác hại do hôn nhân cận huyết thống gây ra?
A. Trẻ sinh ra bị thiểu năng, trí tuệ không phát triển.
B. Người mẹ khi mang thai dễ bị sảy thai, đẻ non thiếu tháng, nhiễm độc thai nghén.
C. Người mẹ trong khi sinh dễ bị đẻ khó do khung chậu chưa phát triển đầy đủ.
D. Thiếu kiến thức, hiểu biết về sức khỏe sinh sản, kiến thức chăm sóc thai và nuôi dạy con cái.
12. Nội dung nào dưới đây là tác hại do tảo hôn gây ra?
A. Trẻ sinh ra bị bệnh mù màu, không phân biệt được giữa hai sắc màu với nhau.
B. Trẻ sinh ra bị dị tật như: câm, điếc, vẹo đầu, mù.
C. Trẻ sinh ra bệnh Down, bạch tạng hoặc da bị vảy cá.
D. Trẻ sinh ra dễ bị tử vong sơ sinh do trong quá trình mang thai người mẹ không đủ thể chất và kiến thức để chăm sóc thai nhi.
13. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Trong mọi trường hợp người thừa kế đều có quyền từ chối nhận di sản thừa kế.
B. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
C. Trong mọi trường hợp người thừa kế không có quyền từ chối nhận di sản thừa kế.
D. Người thừa kế phải từ chối nhận di sản thừa kế khi thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác”.
14. Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được thể hiện tại thời điểm nào?
A. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện sau thời điểm phân chia di sản.
B. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện cùng với thời điểm phân chia di sản.
C. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
D. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện ngay sau khi người để lại di sản chết.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”.
15. Nội dung nào dưới đây không phải là quyền của người lập di chúc?
A. Chỉ định người thừa kế.
B. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
C. Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
D. Việc chỉ định người thừa kế bị giới hạn, chỉ được thừa kế tài sản cho con trai.
* Quy định của pháp luật: Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
16. Người nào dưới đây không được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó?
A. Con chưa thành niên.
B. Cha đẻ.
C. Con đã thành niên.
D. Mẹ đẻ.
* Quy định của pháp luật: Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.
17. Người nào dưới đây không thuộc hàng thừa kế thứ nhất?
A. Chị ruột của người chết.
B. Chồng của người chết.
C. Con đẻ của người chết.
D. Con nuôi của người chết.
* Quy định của pháp luật: Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
18. Người nào dưới đây không thuộc hàng thừa kế thứ nhất?
A. Vợ của người chết.
B. Cha nuôi của người chết.
C. Mẹ đẻ của người chết.
D. Em ruột của người chết.
19. Người nào dưới đây không thuộc hàng thừa kế thứ hai?
A. Anh ruột của người chết.
B. Bà nội của người chết.
C. Con nuôi của người chết.
* Quy định của pháp luật: Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”.
20. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Mỗi người ở hàng thừa kế được hưởng phần di sản khác nhau.
B. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
C. Tuy cùng hàng thừa kế nhưng vợ của người chết được hưởng phần di sản nhiều hơn cha đẻ, mẹ đẻ của người chết.
D. Mỗi người ở hàng thừa kế được hưởng phần di sản khác nhau phụ thuộc vào công sức đóng góp vào khối di sản thừa kế.
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Đang Online: 85
Tổng lượng truy cập: