1. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại?
A. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm minh bạch, công khai, dân chủ và kịp thời.
B. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công bằng, dân chủ và kịp thời.
C. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.
D. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm công tâm, công khai, dân chủ và kịp thời.
* Đáp án: C
* Quy định của pháp luật: Điều 4 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”.
2. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại:
A. Khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
B. Chỉ được khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
C. Chỉ được khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
D. Được thực hiện đồng thời khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
* Đáp án: A
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
3. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền:
A. Chỉ được khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
B. Chỉ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
C. Khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
D. Được thực hiện đồng thời khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
4. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền:
A. Khiếu nại lần ba đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
B. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
C. Thực hiện đồng thời khiếu nại lần ba đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
D. Chỉ được khiếu nại lần ba đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
* Đáp án: B
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
5. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì người khiếu nại có quyền:
A. Chỉ được khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. Chỉ được khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
C. Thực hiện đồng thời khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
D. Khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
* Đáp án: D
* Quy định của pháp luật: Khoản 3 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.
6. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
B. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại và khiếu nại trực tiếp.
C. Việc khiếu nại chỉ được thực hiện bằng đơn khiếu nại.
D. Việc khiếu nại chỉ được thực hiện bằng khiếu nại trực tiếp.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp”.
7. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên và điểm chỉ.
B. Đơn khiếu nại không cần phải ký tên hoặc điểm chỉ.
C. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
D. Người khiếu nại có thể uỷ quyền cho người khác ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khiếu nại.
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ”.
8. Thời hiệu khiếu nại là:
A. 70 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
B. 80 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
C. 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
D. 100 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính”.
9. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Người khiếu nại không được rút khiếu nại dù ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
B. Người khiếu nại có thể rút khiếu nại trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
C. Người khiếu nại có thể rút khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý khiếu nại.
D. Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
* Quy định của pháp luật: Điều 10 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại”.
10. Khiếu nại nào dưới đây thuộc trường hợp được thụ lý giải quyết?
A. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
B. Đơn khiếu nại có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
C. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
D. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
* Quy định của pháp luật: Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung).
11. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người khiếu nại?
A. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
B. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
C. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
D. Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại.
* Quy định của pháp luật: Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định người khiếu nại có nghĩa vụ “Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết”.
12. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người khiếu nại?
A. Rút khiếu nại.
B. Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
C. Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại.
D. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
* Quy định của pháp luật: Điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định người khiếu nại có nghĩa vụ “Trình bày trung thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại”.
13. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 25 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý.
B. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
C. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 55 ngày, kể từ ngày thụ lý.
D. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
* Quy định của pháp luật: Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
14. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
B. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 35 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 50 ngày, kể từ ngày thụ lý.
C. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 55 ngày, kể từ ngày thụ lý.
D. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
* Quy định của pháp luật: Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
15. Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại?
A. 03 ngày làm việc.
B. 05 ngày làm việc.
C. 07 ngày làm việc.
D. 10 ngày làm việc.
* Quy định của pháp luật: Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại”.
16. Trừ trường hợp vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau bao nhiêu ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai?
A. 20 ngày.
B. 25 ngày.
C. 30 ngày.
D. 35 ngày.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày”.
17. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật có thể kéo dài hơn nhưng không quá bao nhiêu ngày kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai?
A. 30 ngày.
B. 35 ngày.
C. 40 ngày.
D. 45 ngày.
18. Trừ trường hợp vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau bao nhiêu ngày, kể từ ngày ban hành?
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kếo dài hơn nhưng không quá 45 ngày”.
19. Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, thời hạn quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật có thể kéo dài hơn nhưng không quá bao nhiêu ngày kể từ ngày ban hành?
20. Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật lần đầu là bao nhiêu ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật?
A. 15 ngày.
B. 20 ngày.
C. 25 ngày.
D. 30 ngày.
* Quy định của pháp luật: Điều 48 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật”.
21. Trừ quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thời hiệu khiếu nại lần hai là bao nhiêu ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu?
A. 05 ngày.
B. 10 ngày.
C. 15 ngày.
D. 20 ngày.
* Quy định của pháp luật: Điều 48 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu”.
22. Đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là bao ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu?
23. Việc khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc được thực hiện bằng hình thức nào?
A. Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn.
B. Việc khiếu nại được thực hiện trực tiếp.
C. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn hoặc trực tiếp.
D. Việc khiếu nại được thực hiện đồng thời bằng đơn hoặc trực tiếp.
* Quy định của pháp luật: Điều 49 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn”.
24. Trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại quyết định kỷ luật, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết?
* Quy định của pháp luật: Điều 50 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý để giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết”.
25. Trừ trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật không quá bao nhiêu ngày, kể từ ngày thụ lý?
* Quy định của pháp luật: Điều 50 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý”.
26. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật có thể kéo dài hơn nhưng không quá bao ngày, kể từ ngày thụ lý?
27. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau:
A. Mỗi tuần ít nhất một ngày.
B. Hai tuần ít nhất một ngày.
C. Ba tuần ít nhất một ngày.
D. Một tháng ít nhất một ngày.
* Quy định của pháp luật: Điểm a Khoản 1 Điều 61 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất một ngày”.
28. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau:
B. Một tháng ít nhất một ngày.
C. Một tháng ít nhất hai ngày.
D. Một tháng ít nhất ba ngày.
* Quy định của pháp luật: Điểm b Khoản 1 Điều 61 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày”.
29. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau:
* Quy định của pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 61 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mỗi tháng ít nhất một ngày”.
30. Cán bộ tiếp công dân không có quyền từ chối tiếp trong trường hợp nào dưới đây?
A. Người đến khiếu nại về vụ việc đã được kiểm tra xem xét và đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã được trả lời đầy đủ.
B. Người đến tố cáo về vụ việc đã được kiểm tra xem xét và đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã được trả lời đầy đủ.
C. Người đến phản ánh về vụ việc đã được kiểm tra xem xét và đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã được trả lời đầy đủ.
D. Người đến phản ánh về vụ việc chưa được kiểm tra xem xét và chưa có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
* Quy định của pháp luật: Điểm a Khoản 3 Điều 62 Luật Khiếu nại năm 2011 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định như sau “3. Cán bộ tiếp công dân có quyền từ chối tiếp trong các trường hợp sau đây:
a) Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về vụ việc đã được kiểm tra xem xét và đã có quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã được trả lời đầy đủ”./.
Đang Online: 151
Tổng lượng truy cập: