1. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?
A. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
B. Một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt nhiều lần.
C. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
D. Một hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt tối đa hai lần.
* Đáp án: A
* Quy định của pháp luật: Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật Xử pý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.
2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?
A. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
B. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
C. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
D. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
* ĐÁP ÁN: C
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).
3. Cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 18 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
D. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 18 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
* Quy định của pháp luật: Điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.
4. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm bắt đầu hành vi vi phạm.
B. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
C. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.
D. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
* ĐÁP ÁN: D
* Quy định của pháp luật: Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm”.
5. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất?
A. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ thời điểm bắt đầu có hành vi vi phạm.
B. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
C. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
D. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện được tính từ ngày đầu tiên thực hiện hành vi vi phạm.
* Quy định của pháp luật: Điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm”.
6. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung), thời gian ban đêm được tính từ:
A. 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
B. 21 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau.
C. 22 giờ ngày hôm trước đến 07 giờ ngày hôm sau.
D. 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau”.
7. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?
A. Người vi phạm hành chính là phụ nữ.
B. Người vi phạm hành chính là người đang nuôi con trên 36 tháng tuổi.
C. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
D. Người vi phạm hành chính là người cao tuổi.
* ĐÁP ÁN: C (Khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020)
* Quy định của pháp luật: Khoản 7 Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết giảm nhẹ là “Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu”.
8. Tình tiết nào dưới đây không phải là tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính?
A. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
B. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi.
C. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
D. Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
* Quy định của pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính”.
9. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính?
A. Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm.
B. Vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
C. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
D. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
* ĐÁP ÁN: A
* Quy định của pháp luật: Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm”.
10. Tình tiết nào dưới đây là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính?
A. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
B. Người vi phạm hành chính đã tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.
C. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
* Quy định của pháp luật: Điểm k Khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định tình tiết tăng nặng là “Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính”.
11. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp nào dưới đây?
A. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
B. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
C. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ 18 tuổi.
D. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đang nuôi con trên 36 tháng tuổi.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp “Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết”.
12. Trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính?
A. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
C. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
D. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
* ĐÁP ÁN: B
* Quy định của pháp luật: Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung)
13. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính nào chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính?
A. Cảnh cáo, Phạt tiền.
B. Cảnh cáo, Phạt tiền, Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
C. Cảnh cáo, Phạt tiền, Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
D. Cảnh cáo, Tước quyền sử dụng giấy phép, Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
* Quy định của pháp luật: Khoản 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định “Hình thức xử phạt Cảnh cáo, Phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính”.
14. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
A. Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.
B. Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất.
C. Cảnh cáo Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đưa vào trường giáo dưỡng; Trục xuất.
D. Cảnh cáo; Phạt tiền; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).
15. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?
A. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.
B. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
C. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
D. Buộc nộp tiền bị xử phạt vi phạm hành chính.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).
16. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?
A. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.
B. Buộc trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
D. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.
17. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính?
B. Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng.
C. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
D. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
18. Đối tượng nào dưới đây là đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
B. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 17 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
D. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự”.
19. Đối tượng nào dưới đây là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
A. Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
B. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 17 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
D. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
* Quy định của pháp luật: Khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm “Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”.
20. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính?
A. Khám phương tiện vận tải, đồ vật.
B. Áp giải người vi phạm.
C. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
D. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
* Quy định của pháp luật: Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (đã được sửa đổi, bổ sung)./.
Đang Online: 147
Tổng lượng truy cập: