Ngày 17/6/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011 (sau đây viết tắt là Luật an toàn thực phẩm năm 2010).
Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang biên tập và giới thiệu một số nội dung quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm thông qua Hỏi -đáp như sau:
Câu 1. Hỏi: Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm được quy định như thế nào?
Đáp:
Điều 10 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm được quy định như như sau:
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Câu 2. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống được quy định như như sau:
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật an toàn thực phẩm..
2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.
Câu 3. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến được quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến được quy định như sau:
2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Câu 4. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được quy định như thế nào?
Theo Điều 13 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được quy định như sau:
3. Chỉ được tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, chất khoáng, chất vi lượng vào thực phẩm với hàm lượng bảo đảm không gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người và thuộc Danh mục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Câu 5. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định như thế nào?
Theo Điều 14 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng được quy định như sau:
2. Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
3. Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về quản lý thực phẩm chức năng.
Câu 6. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen được quy định như thế nào?
Theo Điều 15 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen được quy định như sau:
2. Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường theo quy định của Chính phủ.
Câu 7. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ được quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ được quy định như sau:
1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật an toàn thực phẩm.
2. Thuộc Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ.
3. Tuân thủ quy định về liều lượng chiếu xạ.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ và liều lượng được phép chiếu xạ đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Câu 8. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được quy định như thế nào?
Theo Điều 17 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được quy định như sau:
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
2. Có hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tài liệu đính kèm trong mỗi đơn vị sản phẩm bằng tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo xuất xứ sản phẩm.
3. Thuộc Danh mục phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
4. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Câu 8. Hỏi: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được quy định như thế nào?
Theo Điều 18 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 quy định Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được quy định như sau:
1. Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng.
2. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
3. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.
Đang Online: 16
Tổng lượng truy cập: