Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định về quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, quyền yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu Quốc hội, như sau:
I. Quyền yêu cầu khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật (Điều 34)
1. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức phải giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội biết. Quá thời hạn này mà cơ quan, tổ chức không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu của cơ quan, tổ chức cấp trên xem xét, giải quyết.
II. Quyền yêu cầu cung cấp thông tin (Điều 35)
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu theo quy định của pháp luật./.
Minh Hiền - Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang
Đang Online: 108
Tổng lượng truy cập: