• Trang chủ
    • giới thiệu chung
    • quy chế hoạt động
    • Liên hệ BBT
  • TIN TỨC
  • HOẠT ĐỘNG PBGDPL
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL TRUNG ƯƠNG
    • HOẠT ĐỘNG PBGDPL ĐỊA PHƯƠNG
  • HỎI ĐÁP, TƯ VẤN
    • TƯ VẤN PHÁP LUẬT
    • ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT
  • hội đồng phối hợp PBGDPL
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL TỈNH
    • HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PBGDPL HUYỆN/ THÀNH PHỐ
  • báo cáo viên pl
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP TỈNH
    • BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT CẤP HUYỆN
    • TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
  • TÀI LIỆU PBGDPL
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TW
    • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TỈNH
    • TỜ GẤP
    • SÁCH, HỎI - ĐÁP PL
    • CÂU CHUYỆN, TIỂU PHẨM, TÌNH HUỐNG PL
    • PANO, ÁP PHÍCH, FILE ÂM THANH
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • TÀI LIỆU PBGDPL
  • TÀI LIỆU GIỚI THIỆU VBQPPL TỈNH
Thứ Sáu, ngày 9 tháng 5 năm 2025

UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Đề án tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025.

Thứ Sáu, 25/11/2022 - 09:03 - Lượt xem: 476

Ngày 21/11/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban Quyết định số 635/QĐ-UBND ban hành Đề án tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, Đề án đã quy định về đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện, mục tiêu, giải pháp thực hiện việc tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ thể:

 1. Về đối tượng điều chỉnh, gồm: Cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác công chứng trên địa bàn tỉnh.

2. Về phạm vi: Đề án tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác công chứng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. 

3. Thời gian triển khai thực hiện Đề án: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

4. Về mục tiêu: Đề án đề ra mục tiêu chung và mục tiêu đến hết năm 2025, cụ thể: 

4.1. Mục tiêu chung 

a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công  chứng  trong  việc  kiểm  soát  phát  triển  tổ  chức hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, tiến tới thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường mạng. Đồng thời tiếp tục duy trì Phòng Công chứng số 1 trực thuộc Sở Tư pháp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước tại địa phương.

b) Phát  triển  đội  ngũ  công  chứng  viên  đủ  về  số lượng, vững vàng về chuyên  môn  nghiệp  vụ,  có  bản  lĩnh  chính  trị,  trong  sáng  về  đạo  đức  nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn phù hợp yêu cầu thực tiễn. 

c) Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các sở, ban, ngành với Sở Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề công chứng.

d) Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển nghề công chứng. Phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế -xã hội và nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính của tỉnh. 

4.2. Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2025

a) 100% đội ngũ công chứng viên đảm bảo đủ điều kiện năng lực,  chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức hành nghề công chứng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, 100% công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng theo quy định.

b) 100% hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên được thẩm định đảm bảo chất lượng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt theo quy định. Số lượng công chứng viên tăng 20% trở lên.

c) Thành lập mới ít nhất 01 Văn phòng công chứng tại địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng; 100% hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng sang đơn vị hành chính khác phù hợp với tiêu chí theo quy định của Trung ương và của tỉnh, bảo đảm tính khả thi, ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương

d) 100% các tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bảo đảm ổn định, bền vững.

đ) 100% hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ của tổ chức, cá nhân được các tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật; số việc công chứng, chứng thực và số phí, thù lao công chứng, chứng thực hàng năm tăng từ 10% trở lên.

5. Về nhiệm vụ thực hiện Đề án, Đề án đã đề ra 08 nhiệm vụ, gồm: 

(1) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng; (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ; (3) Tăng cường thực hiện kiểm tra, thanh tra trong công tác công chứng ở địa phương; (04) Nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; (05) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công chứng viên, hành nghề công chứng; (06) Phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản của Hội Công chứng viên và công tác phối hợp với Sở Tư pháp; (7) Đáp ứng các điều kiện đảm bảo nguồn lực; (8) Thực hiện đúng chế độ báo cáo, thống kê.

6. Về giải pháp thực hiện, bao gồm 03 nhóm giải pháp, gồm: (1) Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành; (2) Nhóm giải pháp về nhân lực và tài chính; (3) Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, Đề án cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện, thành phố, Hội Công chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án./. 

Tin bài cùng chuyên mục
  • UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý, vận hành chiếu sáng đô thị; phân cấp quản lý, vận hành chiếu sáng đô thị - Ngày đăng: 27/02/2025
  • HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài - Ngày đăng: 11/11/2024
  • Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế - Ngày đăng: 27/10/2024
  • UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” - Ngày đăng: 22/10/2024
  • UBND tỉnh ban hành Quy định bồi thường, hỗ trợ về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất và di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất - Ngày đăng: 21/10/2024
  • UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định hạn mức giao đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất - Ngày đăng: 21/10/2024
  • UBND tỉnh ban hành Quyết định phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng - Ngày đăng: 29/08/2024
  • Tuyên Quang tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới - Ngày đăng: 29/08/2024
  • HĐND tỉnh ban hành tiêu chí thành lập, số lượng thành viên, mức hỗ trợ, bồi dưỡng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - Ngày đăng: 07/08/2024
  • HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách và người tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính - Ngày đăng: 24/07/2024
  • Tổng số: 158 | Trang: 1 trên tổng số 16 trang  
Xem tin theo ngày:   / /   
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ
thống kê, báo cáo về pbgdpl
  • Báo cáo số 1165/BC-HĐPH ngày 09/11/2023 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Chiêm Hóa
  • Báo cáo số 45/BC-BTP ngày 15/02/2023 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 22/BC-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp
  • Báo cáo số 158/BC-STP ngày 30/7/2021 của Sở Tư pháp
  • Báo cáo số 163/BC-STP ngày 03/8/2021 của Sở Tư pháp
Thư viện Video - Clip
Hướng dẫn đăng tải tin bài và văn bản lên Trang TTĐT PBGDPL Tuyên Quang
  • Tọa đàm: Để pháp luật đi vào cuộc sống
  • UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 4
  • Phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh trong top 30 tỉnh, thành phố cả nước
  • Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc lần thứ VI
  • Đoàn công tác của UBKT Trung ương thăm làm việc tại tỉnh
LIÊN KẾT
Thống kê truy cập

Đang Online: 71

Tổng lượng truy cập: website counter

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỈNH TUYÊN QUANG

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Cơ quan thường trực: Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang

Trưởng Ban Biên tập: Bà Nguyễn Thị Thược, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh

Địa chỉ: Đường 17/8, Phường Phan Thiết, tp Tuyên Quang - Điện thoại: (0207) 3.822.831 - FAX: (0207) 3.922.187 - Email: banbientapstptq@gmail.com

Giấy phép xuất bản số 21/GP-TTĐT ngày 25 tháng 05 năm 2021 của Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Tuyên Quang

​